Hotline: 0290 3540 458

EMAIL: iPECAMAU@gmail.com

EN | VI

Khởi nghiệp không phải một cuộc chơi

Khởi nghiệp không phải một cuộc chơi mà là một hành trình rất vất vả, đòi hỏi lòng đam mê, kiên trì và vượt khó đến cùng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Khởi nghiệp không phải một cuộc chơi

Khởi nghiệp không phải một cuộc chơi mà là một hành trình rất vất vả, đòi hỏi lòng đam mê, kiên trì và vượt khó đến cùng. Nhưng thất bại là mẹ của thành công, thất bại không xấu mà nó còn giúp các bạn trẻ trưởng thành hơn. Khi bước vào thương trường, đồng nghĩa với việc các bạn trẻ phải chấp nhận thất bại. Từ đó, các bạn trẻ sẽ rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm để phát triển bản thân. Ngoài những kiến thức trên sách vở, các bạn trẻ cần có những trải nghiệm thực tế trước khi khởi nghiệp.

Muốn khởi nghiệp, các bạn trẻ phải có cho mình 2 thứ, đó là vốn vô hình và vốn hữu hình. Vốn vô hình chính là trí tuệ nhân tạo, có sự am hiểu về lĩnh vực mà mình mong muốn khởi nghiệp. Còn vốn hữu hình là tiền tài, tài sản mà các bạn có. Đó là hai thứ vô cùng quan trọng, bạn trẻ muốn khởi nghiệp bắt buộc phải có.

Về vốn hữu hình, các bạn có thể sử dụng vốn gia đình, vay mượn họ hàng, bạn bè… Một số bạn trẻ khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng nhưng họ có phương án phù hợp nên dễ dàng thu hút được nguồn vốn đầu tư cho dự án của mình.

Về vốn vô hình, trước hết, cần tìm hiểu người tiêu dùng cần gì và liệu mình có đáp ứng được hay không? Nếu trả lời được câu hỏi đó, các bạn mới thành công và xây dựng cho mình một chỗ đứng trong thị trường khi mà sự cạnh tranh là rất lớn. Sản phẩm không hữu ích không mang lại chất lượng nó sẽ tự động bị đào thải.

Tôi khuyên các bạn trẻ nên tham gia các lớp học đào tạo về khả năng kinh doanh, cách tiếp nhận cũng xử lý mọi rủi ro; học hỏi cách kinh doanh của những người đi trước thậm chí là các bạn cùng trang lứa.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí HiếuBốn bước để thành công

Trong kinh doanh, có 2 yếu tố quan trọng là kỹ năng kinh doanh và tài chính. Với sinh viên khởi nghiệp, kinh nghiệm còn hạn hẹp, kỹ năng thấp và tài chính thì hầu như rất ít dẫn đến xác suất sinh viên khởi nghiệp thành công thấp. Theo thống kê, có tới 90% các doanh nghiệp thất bại trong 3 năm đầu, còn đối với các sinh viên khởi nghiệp xác suất thất bại cao hơn.

Mỗi sinh viên cần trang bị cho bản thân một kế hoạch kinh doanh và một kế hoạch tài chính trước khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp. Họ cần biết, bản thân đang có những gì? Tài chính có bao nhiêu? Có thể vay mượn được ở đâu?… Bên cạnh đó, các em cần có những phương án về doanh thu và dự phòng về kết quả kinh doanh trong 3 năm đầu.

Để thành công cần có 4 bước. Thứ nhất, phải mạnh dạn đưa ra những ý tưởng, sản phẩm mới lạ trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm mới lạ mới có sức hấp dẫn thị trường và các nhà đầu tư. Thứ hai, phải có cho mình nguồn lực tài chính để khởi nghiệp. Thứ ba, cần phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, hợp lý. Thứ tư, sinh viên cần có một nguồn tài chính đầy đủ để có thể trụ vững trong năm đầu khởi nghiệp.

Xem thêm: TP.HCM tính chi hỗ trợ đổi mới sáng tạo đến 400 triệu/dự án được tuyển chọn

Văn Khoa tienphong.vn thực hiện

Khởi nghiệp Cà Mau

Hoạt động iPEC