Hotline: 0290 3540 458

EMAIL: iPECAMAU@gmail.com

EN | VI

Trải nghiệm độc đáo lội rừng ăn ong lấy mật ở rừng tràm U Minh Hạ

Nhiều du khách ngỡ ngàng và thích thú khi lần đầu tiên trải nghiệm lội rừng ăn ong lấy mật ở rừng tràm U Minh Hạ (Cà Mau)

Về U Minh Hạ, lội rừng ăn ong lấy mật, thưởng thức vô số đặc sản trứ danh

Rừng tràm U Minh Hạ thuộc địa phận tỉnh Cà Mau rộng khoảng 35.000ha, tiếp giáp với rừng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang). Trong hệ sinh thái rừng tràm U Minh Hạ có 8.256ha thuộc Vườn quốc gia U Minh Hạ.

Từ xa xưa, vùng đất U Minh Hạ nổi tiếng là nơi giàu sản vật. Hiện nay, tuy không còn trù phú như trước nhưng đất rừng U Minh Hạ vẫn đứng hàng đầu trong hệ sinh thái nước ngọt khu vực ĐBSCL.

Đặc biệt, nơi đây còn có nghề truyền thống gác kèo ong, gắn liền với thương hiệu mật ong U Minh Hạ đã được nhiều người biết tới.

Đến với rừng tràm xứ U Minh Hạ, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên. Song song đó là các hoạt động trải nghiệm rừng tràm nguyên sinh, hệ động thực vật dưới tán rừng; trải nghiệm ăn ong lấy mật trong rừng tràm…

Bên cạnh đó, du khách sẽ được thỏa thích thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng như: lẩu mắm U Minh, cá lóc nướng trui, mắm ong, lươn um lá nhàu,…

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 19.

Khi hoa tràm rừng U Minh Hạ nở rộ thì hàng đàn ong mật bay về làm tổ, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà. Từ đó, họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.

Nơi chọn trảng (khoảng đất rộng giữa rừng hay giữa hai khu rừng – PV) để gác kèo ong phải bằng phẳng và làm thế nào mặt nước được phản chiếu ánh sáng của mặt trời tia đều vào tấm kèo thì mới có thể dẫn dụ được ong về xây tổ. Đặt kèo xong, người thợ phải biết cách tủ chà và luôn giữ cho kèo đứng vững.

Thông thường, vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, những đàn ong mật bắt đầu đi tìm nơi xây tổ (người ta còn gọi đây là mùa ong hạn).

Ngày 18/6/2020, Cà Mau đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận “Nghề gác kèo ong” là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia cho đại diện UBND huyện U Minh và UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).

Xem thêm: Khám phá rừng ngập mặn Cà Mau

 

Gia Minh(baogiaothong.vn thực hiện)

Khởi nghiệp Cà Mau

Hoạt động iPEC