Hotline: 0290 3540 458

EMAIL: iPECAMAU@gmail.com

EN | VI

Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch MICE ở Cà Mau

MICE là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành kinh tế du lịch. Đây là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty, cơ quan hoặc đoàn thể dành cho nhân viên hoặc đối tác,… thường được tổ chức ở những địa phương có điều kiện phát triển du lịch mạnh mẽ như: Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Phú Quốc,…

MICE – viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Event (sự kiện). Các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn các đối tượng khách du lịch khác.

Cà Mau có điều kiện để phát triển Du lịch MICE

Cà Mau có các khách sạn lớn được xếp theo các tiêu chuẩn sao như: Mường Thanh (5 sao), Phú Cường (4 sao) Ánh Nguyệt (3 sao), khách sạn Long Tỵ (3 sao), khách sạn OZON (3 sao),… Các khách sạn này phòng ốc đều hiện đại, đáp ứng nhu cầu cho việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và các sự kiện mang tầm vóc Quốc tế   

Khách sạn 5 sao Mường Thanh, đạt chuẩn cho tổ chức du lịch MICE
Khách sạn 5 sao Mường Thanh, đạt chuẩn cho tổ chức du lịch MICE

Cà Mau có các trung tâm rộng lớn như: Trung tâm hội chợ Cửu Long (Quảng trường Thanh niên), Quảng trường Trung tâm Văn hóa, Công viên Văn hóa Hùng Vương,…thích hợp để tổ chức các buổi hội chợ triển lãm lớn, quy mô và hiện đại như các buổi mit – tinh, diễu hành cho các sự kiện thể thao và văn hóa lớn.

Nguồn nhân lực cần được đào tạo bài bản để có thể cung cấp được chất lượng phục vụ tốt nhất. Trong những năm qua, nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh Cà Mau có sự chuyển biến mạnh về lượng lẫn về chất.

Tọa đàm “Liên kết phát triển du lịch Cà Mau” với các tỉnh thuộc Thái Lan và Campuchia theo tuyến Hành lan ven biển phía Nam (R10)

Nếu như trước kia là hoạt động kinh doanh du lịch tự phát, người dân làm du lịch một cách thụ động, chủ yếu là “quen tay hay làm” rồi dần sinh ra chuyên nghiệp. Ở ĐBSCL có các trường như Trường Đại học Cần Thơ (Trường Đại học trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long), Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ, Đại học Tây Đô,… đã xây dựng và đào tạo chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị du lịch,… đã đáp ứng cho Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung nguồn nhân lực du lịch chuyên môn cho địa phương, một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như đại học Hutech, Hoa Sen, Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM,… cũng đã đào tạo nguồn nhân lực du lịch và cũng có nhiều sinh viên trong các khóa tốt nghiệp về phục vụ tỉnh nhà. Bên cạnh đó, ngay trên địa bàn tỉnh nhà, Trường Cao đẳng Cộng Đồng Cà Mau, Đại học Bình Dương,… cũng đã đào tạo phát triển một số kiến thức về du lịch trong những năm gần đây. Nhà trường đã đưa ra những kế hoạch đào tạo chuyên sâu về thực hành (chiếm 40% số tiết trong chương trình học) trong sự phối hợp với trường với đội ngũ giảng viên chuyên sâu trong lĩnh vực du lịch. Hiện tại, nhiều cán bộ quản lý du lịch của địa phương đã tốt nghiệp thạc sĩ du lịch trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ đem lại cho du lịch Cà Mau những khởi sắc mới nhờ vào lực lượng này.

Mũi Cà Mau – Một trong những điểm đến thu hút của người dân trong cả nước Ảnh: Huỳnh Văn Tuyền

Song song với việc đào tào nguồn nhân lực từ các trường cao đẳng, đại học thì tại các cơ sở kinh doanh du lịch, nguồn nhân lực du lịch cũng không ngừng được đào tạo, tu bổ kiến thức cho phù hợp với chuyên môn và thực tiễn hoạt động mà đơn vị đặt ra.

Còn cư dân địa phương, những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch cũng được sự quan tâm của các nhà chức năng tổ chức các lớp kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ du lịch, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, kinh nghiệm bán hàng, tạo nghiệp đoàn cho người dân có điều kiện làm du lịch một cách văn hóa và khoa học. Trong năm 2019 Cà Mau có 500 cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch để có đủ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.

Tóm lại, bản thân ngành du lịch ở Cà Mau đã không ngừng phát triển với sự quan tâm không ngừng của các cơ quan chức năng và nhân dân Cà Mau, nguồn nhân lực du lịch cũng theo đó mà phát triển. Hy vọng là trong tương lai chúng ta sẽ có đầy đủ lực lượng đáp ứng cho nhu cầu du lịch của tỉnh về số lượng và chất lượng.

Việt Nam là một điểm đến an toàn trên thế giới và Cà Mau cũng không ngoại lệ, chính quyền và địa phương Cà Mau luôn cố gắng để giữ gìn trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng thì luôn luôn được đảm bảo. Hơn nữa hoạt động du lịch ở Cà Mau đang được sự quan tâm và phát triển mạnh mẽ của chính quyền địa phương các cấp. Hiện tại, Cà Mau đang thu hút các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Cụm Công nghiệp Khí Điện Đạm; Các công ty thủy sản: Anh Khoa, Camimex, Quốc Việt, Minh Phú…; Các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Các đối tượng này là khách hàng quan trọng của du lịch MICE, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khách hàng quan trọng, tạo không gian cho du lịch MICE ở Cà Mau phát triển. Bên cạnh đó, các sự kiện Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng thường xuyên tổ chức ở Cà Mau như: Liên hoan Đờn ca tài tử, Liên hoan tiếng hát, Hội thao, Hội chợ,…

Cà Mau có nhiều thắng cảnh đẹp (Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Khu du lịch Sông Trẹm, Lâm Ngư Trường 184, Đầm Thị Tường,…), thiên nhiên khoáng đãng (rừng, biển và đảo), có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia (Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai, Bến Vàm Lũng, Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước..). Đặc biệt Cà Mau với lợi thế là điểm cuối vùng cực Nam của Tổ Quốc, có Mũi Cà Mau vươn mình ra biển khơi, là nơi thu hút của nhiều đối tượng khách tham quan. Bên cạnh đó, người Cà Mau lại thân thiện mến khách trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần mang đậm nét truyền thống của cư dân miền biển, miền sông nước, cư dân cộng cư (Kinh, Hoa, Khmer). Chính những yếu tố này đã mang lại cho Cà Mau một mảng du lịch văn hóa đặc sắc không thể pha lẫn vào đâu được.

Với những lợi thế và tiềm năng sẵn có như trên, Du lịch MICE Cà Mau đang bước đầu định hình và phát triển. Trong quá trình đi lên sẽ không tránh được những khó khăn và vướng mắt, nên địa phương cần có kế hoạch tuyên truyền và quảng bá cụ thể để loại hình Du lịch MICE có cơ hội phát triển mạnh mẽ ở Cà Mau.

Xem thêm: Thương cây mắm nơi bãi bồi đất mũi

Dương Kim Chuyển

Khởi nghiệp Cà Mau

Hoạt động iPEC